Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn lẹo không chỉ gây khó chịu và đau nhức, nó còn gây ảnh hưởng đến thị lực. Vậy mụn lẹo ở mắt là gì, bị mụn lẹo phải làm sao? Cùng Patrick Eyewear khám phá ngay nhé!

Mụn lẹo ở mắt là gì? 

Mụn lẹo ở mắt là tình trạng viêm nhiễm tại tuyến chân lông mi, nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây ra. Biểu hiện của người bị nổi mụn lẹo là mắt sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, có thể kèm theo sưng tấy, xung quanh mắt đỏ hay sẽ có cảm giác như đang có vật lạ trong mắt. Ngoài ra khi bị nổi mụn lẹo người bệnh thường sẽ bị nhạy cảm với ánh sáng hơn.

Mụn lẹo ở mắt có thể xuất hiện ở mí mắt trên hay mí mắt dưới, gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến thị lực, tầm nhìn và sinh hoạt hàng ngày. 

Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn lẹo mọc ở mắt được chia làm 2 mức độ: mụn lẹo nhẹ và mụn lẹo nặng. Mụn lẹo ở mức độ nhẹ có thể mất từ 2 đến 3 ngày bệnh có thể tự khỏi. Ngược lại, mụn lẹo nặng thì có thể ít nhất là sau 3 đến 4 ngày mới có hiện tiện bị vỡ mủ và bắt đầu xẹp đi. 

Tuy nhiên, mụn lẹo có thể xuất hiện vị trí nào ở trên mắt, vì thế ở mỗi vị trí khác nhau thì cần phải có cách điều trị trị mụn lẹo khác nhau.

Mụn lẹo ở mắt được chia làm 3 loại chính:

  • Mụn lẹo ngoài mắt: Nó xuất hiện ở ngoài mí mắt, có kích thước nhỏ như hạt đậu, nhưng có khả năng gây đau nhức. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn lẹo nổi ngoài mi mắt là tuyến Meibomius bị nhiễm trùng. 
  • Mụn lẹo trong mắt: Nó có thể nằm sâu bên trong mí mắt, trường hợp này khó phát hiện mà phải dùng tay lật mi mắt lên mới có thể nhìn thấy. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn lẹo trong mắt là do tuyến Zeis bị nhiễm trùng. 
  • Đa lẹo: Đây là tình trạng xuất hiện đồng thời cả mụn lẹo ngoài và mụn lẹo trong mắt.

Nguyên nhân gây mụn lẹo mắt là gì?

  • Thay đổi hormone: Nguyên nhân này đặc biệt hay gặp ở phụ nữ, hormone không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da, kể cả cả vùng da quanh mắt. Khi vùng da quanh  mắt yếu đi thì nó dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.
  • Nhiễm khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus gây ra.
  • Viêm bờ mi: Tình trạng viêm nhiễm bờ mi sẽ làm tăng nguy cơ mắt bị mụn lẹo cao hơn.
  • Căng thẳng, mệt mỏi và thiếu nước: Tình trạng này có thể làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chống hơn.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: Việc dùng chung đồ dùng với người đang bị nhiễm khuẩn ở mắt hay người đang bị mụn lẹo có thể dễ làm lây nhiễm vi khuẩn từ người này sang người khác.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm sức khỏe tổng thể, dễ dàng mắc các bệnh viêm nhiễm hay vi khuẩn tấn công, trong đó có cả bệnh lẹo mắt.
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng dễ dẫn đến kích ứng da và gây nên tình trạng mụn lẹo.

Cách chữa mụn lẹo ở mắt tại nhà

Chườm ấm giúp điều trị mụn lẹo

Chườm ấm là bí quyết giúp điều trị mụn lẹo ở mắt hiệu quả. Cách làm này có thể giúp giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả, với nhiệt độ ấm giúp làm dịu đi vùng da xung quanh mắt, vùng da bị viêm nhiễm, từ đó có thể giảm đau nhức và sưng tấy.

Ngoài ra, việc chườm ấm còn có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, nhờ vào khả năng tăng cường tuần hoàn máu, từ đó đẩy nhanh quá trình tiêu mủ.

Cách thực hiện:

  • Nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, sau đó vắt khô.
  • Đắp khăn lên vùng mắt đang bị mụn lẹo trong 10 đến 15 phút.
  • Thực hiện lặp lại các bước trên từ 3 đến 4 lần/ngày.

Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngoài ra có thể kết hợp thêm việc massage nhẹ nhàng xung quanh mắt có thể giúp thư giãn mắt, tăng cường lưu thông máu và tăng hiệu quả điều trị tốt hơn.

Vệ sinh mắt sạch sẽ

Vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giữ cho đôi mắt luôn sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng mụn lẹo phát triển và lây lan nhanh.

Khi măt được vệ sinh sạch sẽ là đúng cách sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương

Cách thực hiện: Rửa mặt từ 2 đến 3 lần/ngày: Dùng một chiếc khăn sạch ngâm vào nước ấm hoặc nước rửa mắt chuyên dụng, sau đó lau nhẹ nhàng xung quanh mắt, đặc biệt là khu vực bị lẹo.

Giữ mắt khô thoáng

Giữ mắt khô thoáng có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn lây lan, từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm. Môi trường khô thoáng sẽ làm cho vết thương nhanh khô, nhanh hồi phục và giảm sưng tấy.

Lưu ý:

  • Người bệnh không nên sử dụng kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, hay bất kỳ sản phẩm trang điểm vùng mắt nào.
  • Không được chạm tay lên mắt để tránh lây lan vi khuẩn.
  • Tuyệt đối không được nặn mụn, hành động nhỏ này không giúp mụn lẹo ở mắt nhanh xẹp đi, mà nó có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc kháng sinh điều trị mụn lẹo ở mắt

Thuốc kháng sinh có tác dụng chính là giúp loại bỏ nhanh các loại vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn mụn lẹo phát triển.Ngoài ra, thuốc kháng sinh điều trị mụn lẹo ở mắt có thể làm dịu vùng da đang bị viêm, giảm đau nhức và sưng tấy, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nổi mụn lẹo quanh mắt sẽ giúp ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, bảo vệ mắt tối đa trước sự tấn công của vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh dành cho người đang bị nổi mụn lẹo có thể được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc uống. Tùy thuộc vào mức độ mụn lẹo có nghiêm trọng hay không, hay thuốc kháng sinh đường uống không mang lại hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định dạn tiêm.

Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Dùng thuốc nhỏ mắt trị mụn lẹo

Thuốc nhỏ mắt trị mụn lẹo là một phương pháp điều trị mụn lẹo ở mắt rất phổ biến và hiệu quả. Thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm viêm, giảm sưng, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho mắt.

Cách làm này có thể phù hợp với nhiều đối tượng như: Người đang bị mụn lẹo mức độ nhẹ và vừa, người bị viêm kết mạc, viêm loét giác mạc hay viêm bờ mi điều có thể sử dụng,...

Trước khi tiến hành nhỏ thuốc, người bệnh cần rửa tay thật sạch sẽ trước khi nhỏ mắt.  Dùng thuốc đúng hướng dẫn và liều lượng mà bác sĩ kê, tuyệt đối không được để đầu lọ thuốc chạm vào mắt.

Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Dùng thuốc giảm đau hỗ trợ điều trị mụn lẹo 

Thuốc giảm đau có chứa như paracetamol hay ibuprofen có thể làm dịu các cơn đau nhanh chóng, giúp viêm, giảm đau và giảm sưng tấy hay khó chịu do mụn lẹo gây ra.

Thuốc giảm đau có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc tây trên toàn quốc với giá thành khá rẻ. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ hay dược sĩ. Trẻ em dưới 16 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng và đặc biệt không nên dùng thuốc trong thời gian dài khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Phẫu thuật điều trị mụn lẹo ở mắt

Người đang bị mụn lẹo nặng, không thể đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác, không đáp ứng với thuốc thì có thể sẽ được lựa chọn phẫu thuật điều trị mụn lẹo ở mắt. Đây là giải pháp điều trị cuối cùng dành tình trạng mụn lẹo quá nặng.

Phương pháp này có ưu điểm như sau:

  • Loại bỏ được hoàn toàn mụn lẹo.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
  • Giảm sưng, giảm đau nhanh chóng.

Phẫu thuật điều trị mụn lẹo ở mắt là  một thủ thuật nhỏ, người bệnh chỉ cần được gây tê cục bộ, rạch một vết nhỏ để dẫn lưu hết mủ và loại bỏ được hoàn toàn phần bị viêm.

Cách ngăn ngừa mụn lẹo ở mắt

Mụn lẹo ở mắt thường xuất hiện do vi khuẩn tấn công vào tuyến dầu ở mi mắt. Để ngăn chặn mụn lẹo, bạn có thể:

  • Giữ vệ sinh mắt thường xuyên: Hàng ngày cần rửa mặt thật sạch, dùng khăn mềm để lau sạch vùng mắt.
  • Tuyệt đối chạm tay lên mắt: Bởi bàn tay là nơi có chứa nhiều vi khuẩn, nó dễ gây nhiễm trùng.
  • Bảo vệ mắt: Có thể bạn nên thường xuyên đeo kính râm khi đi ra ngoài, nó giúp mắt bạn được bảo vệ trước bụi bẩn, tia UV,...
  • Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ người khác.

Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết trên Patrick Eyewear đã tổng hợp các cách điều trị mụn lẹo nhanh nhất. Hãy áp dụng ngay, để có thể nhanh chóng đẩy lùi mụn lẹo ở mắt ngay nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết Mụn lẹo ở mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)
Tác giả: Patrick Dang