Cận thị và viễn thị điều là tật khúc xạ mắt phổ biến, gây ảnh hưởng đến thị lực và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Bài viết nàyPatrick Eyewear sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai tật khúc xạ này, cũng như cách phân biệt, nguyên nhân, triệu chứng cận thị và viễn thị nhé!
Cận thị là gì?
Khi ánh sáng truyền đến mắt, nó sẽ được tập trung tại võng mạc. Sau đó, các tín hiệu lan truyền qua các dây thần kinh thị giác lên não, tại não nó sẽ được phân tích.
Khi ánh sáng không thể tập trung đúng vị trí ở võng mạc. Thì lúc đó mắt đang bị tật khúc xạ.
Mà cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Khi đó mắt chỉ có thể nhìn rõ những vậy thể hay cảnh vật trong khoảng cách gần, càng ra xa thì thị lực càng giảm, tầm nhìn càng kém.
Nguyên nhân chính là do ánh sáng khi đi qua mắt không được tập trung tại điểm vàng trên võng mạc. Vì thế, khi bị cận, người bệnh chỉ có thể nhìn rõ ở khoảng cách gần.
Nếu như bạn đưa một vật ra xa, càng xa hình ảnh có dấu hiệu càng mờ hơn, thì có thể bạn đã bị cận thị. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn bài viết riêng về Cận thị.
Viễn thị là gì?
Viễn thị là gì? Viễn thị cũng là là tật khúc xạ ở mắt, nó làm cho mắt không thể quan sát rõ những vật thể ở gần, mà lại có thể quan sát rõ những vật thể ở xa. Nguyên nhân chính làm cho tình trạng này xảy ra đó là, khi ánh sáng đi qua mắt, nó sẽ được tập trung sau võng mạc, từ đó người bị tật viễn thị có thể quan sát rỏ các vật thể ở xa, mà không thể quan sát rõ các vật thể ở gần.
Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào?
Cận thị hay viễn thị điều là tật khúc xạ thường gặp. sau đây là cách phân biệt cận thị và viễn thị đơn giản nhất:
Mức độ nguy hiểm
Cận thị và viễn thị, cái nào nguy hiểm hơn? Cận thị và viễn thị đều dùng chỉ số diop để đo mức độ cận thị và mức độ viễn thị.
Tuy nhiên, cách đọc nó không giống nhau. Cụ thể, viễn thị sẽ có dấu (+) ở phía trước, cận thị phía trước sẽ có dấu trừ (-).
Tuy nhiên, về mức độ cận thị và viễn thị thì có vài điểm chung như:
- Mức độ nhẹ: Không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho mắt, nhưng nó làm cho người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.
- Mức độ trung bình: Có thể làm suy giảm thị lực, cần được đeo kính để hỗ trợ thị lực thường xuyên. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khó khăn trong khi làm việc hay chơi thể thao.
- Mức độ nghiêm trọng: Có thể dẫn đến nhược thị, nhiều biến chứng nguy hiểm, tăng nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt, và nặng nhất có thể dẫn đến mù lòa.
Triệu chứng
Một số triệu chứng của cận thị và viễn thị gần như tương tự nhau. Chẳng hạn như cả hai điều có các triệu chứng sau:
- Mỏi mắt, đau nhức mắt, khô mắt, đau đầu.
- Nheo mắt khi tập trung mới có thể nhìn rõ.
- Chảy nước mắt sống, chảy nước mắt khi cố gắng tập trung quan sát, căng thẳng.
Một số điểm khác nhau giữa cận thị và viễn thị:
- Cận thị: không thể quan sát rõ vật thể ở khoảng cách xa, nhưng có thê đọc sách báo hay xem tivi ở khoảng cách gần.
- Viễn thị: Vật ở gần khó quan sát, không thể nhìn rõ, triệu chứng nhức đầu khi nhìn, đọc sách báo, màn hình máy tính hay điện thoại ở gần, phải di chuyển ra xa mới nhìn rõ và không nhức mắt.
Nguyên nhân gây cận thị và viễn thị
Thật ra có khá nhiều nguyên nhân làm cho mắt bị suy giảm thị lực và mắt bị cận thị hay viễn thị. Trong đó, có cả các yếu tố di truyền, bẩm sinh hay thứ phát.
Thông thường, những người có đôi mắt yếu bẩm sinh dễ mắc các tật khúc xạ. Bên cạnh đó, có thể do thói quen sinh hoạt không điều độ, điều kiện ánh sáng nơi sống và làm việc kém có thể dẫn đến mắc các tật khúc xạ như cận thị và viễn thị.
Cận thị và viễn thị xảy ra điều do sự thay đổi về cấu trúc giác mạc, giác mạc bị cong hơn so với nhãn cầu. Từ đó làm cho ánh sáng không thể tập trung đúng vị trí, sánh sáng tập trung phía trước hoặc sau võng mạc.
Ngoài ra, viễn thị ở mắt có thể xảy ra do sự lão hóa, khi tuổi tác ngày càng cao, mắt cũng dần bị lão hóa, hay mắt bị đục thủy tinh thể dẫn đến giác mạc căng. Bệnh võng mạc hay bệnh lý khối u ở mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây viễn thị.
Nên duy trì thói quen sinh hoạt, ngồi làm việc hay học tập đúng tư thế, giữ khoảng cách an toàn cho mắt khi đọc sách, khi dùng máy tính hay điện thoại.
Cách khắc phục cận thị và viễn thị hiệu quả
Các bệnh lý về tật khúc xạ như cận thị và viễn thị, thường sẽ đeo kính hay phẫu thuật mắt để cải thiện tình trạng thị lực. Cụ thể:
Đeo kính giúp khắc phục tật cận thị và viễn thị
Đeo kính phù hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ thị lực, điều chỉnh thị lực và tạo cảm giác dễ chịu, cũng như hạn chế tăng độ cận/ viễn thị cho mắt.
Nhưng lưu ý rằng, kính dành cho người cận thị và viễn thị hoàn toàn khác nhau. Người bị cận thị sẽ được đeo thấu kính phân kì, có dạng lõm. Người bị viễn thị sẽ được đeo thấu kính hội tụ, có dạng lồi.
Đeo kính áp tròng cũng là một trong những cách cải thiện thị lực, mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên khi sử dụng kính áp tròng, cần được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng đúng cách và đảm bảo tuân thủ thời gian sử dụng.
Nếu kính không được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, tổn thương giác mạc, loét giác mạc, khô mắt,...
Đeo kính áp tròng Ortho-K khắc phục tình trâng cận thị và viễn thị
Kính áp tròng Ortho-K là một giải pháp điều chỉnh thị lực hiệu quả, đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Kính Ortho-K thường được sử dụng trong các trường hợp mắt đang bị các tật khúc xạ mức độ nhẹ hay mức độ trung bình. Kính áp tròng Ortho-K có thể phù hợp với nhiều đối tượng, từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, kính áp tròng Ortho-K chỉ được sử dụng khi có sự hướng dẫn, theo dõi và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa mắt.
Phẫu thuật mắt cải thiện cận thị và viễn thị
Đeo kính có thể làm thay đổi điểm tập trung ánh sáng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ hơn. Tuy nhiên kính dành cho người cận thị và viễn thị, hoàn toàn khác nhau. Trường hợp cận thị và viễn thị mức độ nặng, tăng độ nhanh, việc đeo kính không mang đến hiệu quả cao. Thì phẫu thuật mắt sẽ là phương án tiếp theo được các bác sĩ đề xuất.
Đầu tiên các bác sĩ chuyên khoa sẽ phẩu thuật, định hình giác mạc để đảm bảo rằng khi ánh sáng đi qua mắt, nó có thể tập trung đúng vị trí trên võng mạc, hồi phục lại thị lực ban đầu.
Phẫu thuật mắt thông thường sẽ không chỉ định dành cho trẻ em, nó chỉ thích hợp với những người từ 18 tuổi trở lên. Vì khi ấy, mắt đã thật sự ổn định, tật khúc xạ không thể thay đổi.
Việc đeo kính là phương pháp giúp điều chỉnh thị lực, cũng như hỗ trợ thị lực, nó hoàn toàn không có tác dụng chữa cận thị hay chữa viễn thị. Vì vậy, trong một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng, thì cần cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật .
Địa chỉ mua kính cận thị và viễn thị uy tín tại TP Hồ Chí Minh
Bạn đang cần tìm một địa chỉ đo và cắt kính cận, viễn thị uy tín tại TP Hồ Chí Minh? Patrick Eyewear là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo!
Với thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, chúng tôi đảm bảo có thể giúp khách hàng được đo thị lực một cách chính xác.
Tại Patrick Eyewear cung cấp các mẫu kính cận, kính dành cho người viễn thị, gọng kính, tròng kính chính hãng đa dạng, nhiều tính năng như chống UV, chống ánh sáng xanh, chống hơi nước,...Hãy đến Patrick Eyewear để có thể an tâm mua sắm hàng chính hãng, cũng như sở hữu một chiếc kính mắt phù hợp, chất lượng cao và giá thành hợp lý nhất.
Qua bài viết này, Patrick Eyewear mong muốn sẽ giúp bạn hiểu rõ, và có thể so sánh cận thị và viễn thị hai tật khúc xạ thường gặp nhất, nguyên nhân và cách phòng ngừa cận thị và viễn thị hiệu quả nhé!
https://www.pew.vn/can-thi-va-vien-thi
được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)