Cận thị nặng có bị mù không?

Cận thị nặng có bị mù không?

Cận thị là một tật khúc xạ, không thể quan sát rõ những vật thể ở xa. Bệnh thường gặp ở giới trẻ hiện nay. Vậy cận thị có nguy hiểm không, cận thị nặng có bị mù không? Hãy cùng Patrick Eyewear giải đáp thắc mắc này ngay sau đây nhé!

Cận thị nặng là bao nhiêu độ?

Cận thị cũng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, từ cận thị nhẹ đến cận thị nặng. Cụ thể:

  • Cận thị nhẹ: - 0.25 đến - 3 Diop
  • Cận thị trung bình: - 3.25 đến - 6 Diop
  • Cận thị nặng: - 6.25 đến - 10 Diop
  • Cận thị cực đoan: bằng hoặc lớn hơn - 10.25 Diop 

Như vậy, cận thị nặng sẽ có độ cận dao động từ - 6.25 đến -10 Diop. khi độ cận trên -10 Diop đây không phải là tình trạng cận thị thông thường. Mà rất có thể nó có liên quan đến những biến chứng hay bệnh lý nguy hiểm ở mắt, thường gặp nhất là phần sau nhãn cầu bị thoái hóa.

Cách xác định độ cận chính xác nhất, cũng như cách kiểm tra bạn có đang bị cận thị nặng không, thì hãy đến các bệnh viện, trung tâm hay cơ sở mắt kính uy tín và gần nhất để kiểm tra thị lực. 

Cận thị nặng có bị mù không

Thông thường, đối với trẻ em hay thanh thiếu niên bị cận thị sớm thì sau 18 tuổi, độ cận sẽ ổn định hơn và nó sẽ ít tăng giảm độ cận thị hơn. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, cận thị nặng là một bệnh lý về mắt có xu hướng tăng nhanh từng ngày. Theo dự đoán của các chuyên gia hàng đầu về mắt tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán rằng, đến năm 2050 tổng số ca bị cận nặng sẽ lên đến 10% dân số toàn thế giới. Một con số rất lớn, tuy nhiên cận thị nặng là bao nhiêu độ, hay cận thị nặng có nguy hiểm không, có bị mù không? Là câu hỏi của rất nhiều người. Cùng Patrick Eyewear tìm hiểu ngay nhé!

Cận thị nặng có nguy hiểm không?

Cận thị nặng là tình trạng rất nguy hiểm, cần can thiệp, chăm sóc mắt và điều trị, ngăn chặn tăng độ cận thị tức thì. Cận thị nặng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt như: 

Bong tróc võng mạc

Bong tróc võng mạc là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân cận thị nặng. Bong võng mạc có nghĩa là phần võng mạc sẽ bị tách ra, nó trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng ở mặt sau nhãn cầu. 

Cận thị nặng sẽ làm cho nhãn cầu lồi ra phía trước, nó kéo cong võng mạc, làm cho vùng chu biên võng mạc trở nên mỏng hơn sau đó bị thoái hóa dần. Nếu về lâu dài mà tình trạng này không ngừng lại hay thuyên giảm, thì tế bào thần kinh dần bị mất kết dính. Từ đó sẽ làm cho võng mạc bị tách hay bong tróc ra, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến xuất huyết dịch kính.

Bong tróc võng mạc là bệnh lý rất nguy hiểm ở mắt, cần phát hiện và điều trị sớm, tránh giảm thị lực hay dẫn mù lòa. Đây cũng là một trong số những biến chứng nguy hiểm gây mù lòa.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một bệnh lý thường gặp ở người bị cận thị nặng. Nguyên nhân chính là do nhãn cầu bị to lên, làm giãn thành phần quang học, máu không thể đến từng mô mắt một cách trơn tru, làm cho đục thủy tinh thể.

Cận thị nặng có bị mù không

Vì thế, thông thường thì người bị cận thị nặng sẽ chiếm tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh so với người cận thị nhẹ và vừa là 17%.

Tóm lại, cận thị nặng làm tăng các bệnh lý về mắt cao hơn, có khả năng dẫn đến mù lòa. 

Thoái hóa điểm vàng

Điểm vàng - trung tâm võng mạc, nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin hình ảnh và dẫn truyền lên não để chúng ta có thể nhìn rõ vật thể xung quanh. Khi bị cận thị nặng võng mạc sẽ giãn ra và mỏng hơn. Làm cho mạch máu bị thay đổi và cuối cùng là suy giảm thị lực.

Có rất nhiều người sẽ nghĩ, thoái hóa điểm vàng xảy ra do tốc độ lão hóa, do tuổi cao. Tuy nhiên ít ai biết rằng, cận thị cũng là một trong số những nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng. 

Tăng nhãn áp góc mở

Một trong số những biến chứng nguy hiểm của cận thị nặng phải kể đến, đó là tăng nhãn áp góc mở. Cận thị nặng làm cho trục nhãn cầu căng ra, kéo theo các sợi thần kinh thị giác mỏng dần và suy yếu đi. 

Người bị tăng nhãn áp góc mở sẽ thu hẹp tầm nhìn hơn so với những người bình thường. Mắt có thể quan sát các vật thể ở trung tâm, nhưng xung quanh lại mờ dần sau đó mất hẳn. Để có thể tránh nững biến chứng nguy hiểm trên, bảo vệ mắt  và tránh tình trạng mù mắt do cận thị nặng hay tăng nhãn áp góc mở. Thì người bệnh cần được thăm khám và điều trị một cách sớm nhất.

Nhược thị

Cận thị nặng làm cho mắt phải liên tục điều tiết nhiều, dẫn đến thị lực suy giảm, do não bộ không thể nhận biết chính xác hình ảnh từ mắt truyền đến. Trẻ dưới 12 tuổi bị nhược thị có thể thực hiện các bài tập mắt để tăng cường sức khỏe cho mắt và tăng cường thị lực. Thường, sau 12 tuổi thì mắt phát triển ổn định, khi đó các bệnh lý về mắt khó phục hồi, trong đó có nhược thị.

Lác mắt (lé mắt)

Cận thị nặng có thể làm lác mắt (lé mắt). Do các cơ của mắt bị giảm khả năng điều tiết, hai đồng tử của mắt không còn cân đối, lâu dài dẫn đến tình trạng lác mắt. Cận thị nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt như lác mắt, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

Cận thị nặng có bị mù không

Cận mấy độ là nặng nhất?

Cận thị nặng là bao nhiêu độ, cận thị 2 độ có nặng không, cận nặng có bị mù không? Đó là những câu hỏi, những lo lắng của rất nhiều người bị cận thị hiện nay. Nhưng đáng tiếc rằng, chưa thể đưa ra được giới hạn chính xác của độ cận thị. Có một số ít trường hợp bị cận thị đến vài chục độ, vì thế chúng ta không thể xác định chính xác cận mấy độ là nặng nhất?

Khi độ cận đạt - 20 đến - 25 Diop đây là một mức độ cận nặng có kèm theo thoái hóa võng mạc, bong tróc võng mạc,... Cận thị nặng thoái hóa xảy ra và làm cho đáy mắt bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Khi đó dù cho có sử dụng kính cận thì thị lực cũng chỉ dao động ở mức 3/10 - 5/10, một vài trường hợp có thể đạt 8/10. Vậy cận thị nặng có bị mù không? Là vấn đề bạn quan tâm tiếp theo phải không nào?

Cận thị nặng có bị mù không?

Cận thị bao nhiêu độ bị mù? Cận thị - 33 Diop là tình trạng nặng và rất nguy hiểm. Khi đó, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào kính cận mới có thể quan sát hay tham gia vào các hoạt động bình thường. 

Khi độ cận đến - 50 Diop thì chúng ta chỉ có thể quan sát được những vật thể cách mắt 2cm và không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh trên 2cm. Khoảng cách này quá gần và gần như là bạn không thể sinh hoạt bình thường. Khi bị cận thị nặng trên - 50 Diop mắt sẽ bị thoái hóa võng mạc, bong tróc võng mạc và gây thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thế,...

Vậy cận thị nặng có mù không? Câu trả lời là có. Nếu khi bị cận thị nặng không được điều trị kịp tời cà đúng cách như đeo kính. Thì đến một khoảng thời gian nào đó mức độ cận thị sẽ tăng lên, dẫn đến những tổn thương cho mắt và tăng nguy cơ mù lòa.

Cận thị nặng có bị mù không

Cận thị bao nhiêu độ thì mổ được?

Hiện nay, để khắc phục tình trạng cận thị nặng thì ngoài việc đeo kính, thì bạn có thể phẫu thuật mắt. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật mắt hiện đại và hiệu quả cao. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào mức độ cận thị. Cụ thể:

  • Phương pháp phẫu thuật mắt Relex Smile: - 10 Diop .
  • Phương pháp phẫu thuật mắt Femto Lasik: - 18 Diop.
  • Phương pháp phẫu thuật mắt Lasik: - 4 đến -10 Diop.
  • Phương pháp phẫu thuật mắt Phakic ICL: - 18 Diop
  • Phương pháp Mổ Phaco: Đục thủy tinh thể, cận thị nặng,
  • Phương pháp phẫu thuật mắt PRK-SmartSurface: Dưới - 4 Diop

Người bị cận thị cần nên thăm khám định kỳ hay khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu tại các bệnh viện chuyên khoa mắt. Để có thể được các bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Bị cận thị nặng phải làm sao?

Có lẽ khi đọc đến đây bạn có thể tìm được câu trả lời chính  xác cho câu hỏi "cận thị nặng có bị mù không?" rồi phải không nào. Vậy bị cận thị nặng phải làm sao, chăm sóc mắt như thế nào để hạn chế tăng độ cận và tránh bị mù lòa. Cùng Patrick Eyewear tìm hiểu nhé!

  • Tham gia hoạt động ngoài trời, giúp mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên. Tia UVB có trong ánh nắng mặt trời có thể làm giảm nguy cơ cận thị hay hạn chế tăng độ cận thị. Đặc biệt ở độ tuổi 14 - 29 tuổi cẩn tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như: vitamin C, vitamin A, vitamin E, Omega 3 có trong thịt, cá, trứng, các loại hạt, cam quýt, cà rốt và hoa quả.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như máy tính hay điện thoại quá lâu. Đảm bảo khoảng cách an toàn từ mắt đến màn hình máy tính và điện thoại là 25cm. Độ sáng màn hình điện thoại hay máy tính cho phù hợp, cho mắt được nghỉ ngơi khoảng 20 giây, nhìn ra xa 20 feet (6m).
  • Làm việc, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến mắt.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ mắt và làm hạn chế tăng độ cận thị.
  • Đeo kính cận phù hợp để tăng cường thị lực, giúp mắt cảm thấy dễ chịu, hạn chế tăng độ cận thị và ngăn ngừa tình trạng cận thị nặng hơn. Ngoài ra, có thể đeo kính áp tròng kép, nó có thể giúp điều chỉnh tầm nhìn (trẻ từ 8-12 tuổi). Hay có thể dùng kính áp tròng cứng thấm khí cũng có thể làm hạn chế tăng độ cận hiệu quả.

Cận thị bao nhiêu độ cần phẫu thuật?

Phẫu thuật mắt cho người bị cận thị chỉ được tiến hành với người đủ 18 tuổi trở lên. Vì độ tuổi này thì cấu trúc mắt đã hoàn thiện và ổn định, sức khỏe tốt và đủ điều kiện để phẫu thuật. Thường phẫu thuật chỉ được thực hiện đối với những người có độ cận thị trên - 10 Diop. Tuy nhiên,nếu có yêu cầu thì từ - 6 Diop trở lên cũng có thể tiến hành phẫu thuật. 

Quan trọng nhất, phẫu thuật hay không hay tiến hành phương pháp phẫu thuật nào thì sẽ được quyết định từ các chuyên gia hay bác sĩ chuyên khoa mắt. Người bị cận thị nặng nên được thăm khám mắt định kỳ thường xuyên để có thể theo dõi, phát hiện những bệnh lý về mắt cũng như cách điều trị hợp lý.

Cận thị nặng có bị mù không

Bài viết này của Patrick Eyewear, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc cận thị nặng có bị mù không, cận thị nặng có nguy hiểm không rồi phải không nào? Đồng thời, Patrick Eyewear cũng cung cấp thêm những thông tin quan trọng về bệnh cận thị và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chúc các bạn có đôi mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày nhé!

Bài viết Cận thị nặng có bị mù không?

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)
Tác giả: Patrick Dang