Cận thị một tật khúc xạ mắt thường gặp và rất phổ biến, tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể hay tính mạng. Nhưng cận thị làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, suy giảm thị lực và nhiều tác động đến mắt. Vậy nguyên nhân gây cận thị là gì, cận thị có di truyền không, có chữa được không? Cùng Patrick Eyewear tìm hiểu ngay nhé!
Cận thị có di truyền không, có chữa được không?
Cận thị có di truyền không?
Cận thị có di truyền không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh, bạn trẻ hay quan tâm nhiều nhất hiện nay. Câu trả lời là có, cận thị có di truyền. Thông thường thì mọi người hay nghĩ rằng cận thị do những yếu tố từ bên ngoài như: phải tiếp xúc quá với sách vở, máy tính hay tivi quá thường xuyên hay khoảng cách quá gần. Nhưng ít ai có thể hiểu chính xác rằng, di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân gây cận thị, và cận thị có khả năng di truyền rất cao.
Nếu cả bố và mẹ bị cận thị, tỷ lệ trẻ bị di truyền từ 33% đến 60%. Trong trường hợp bố hoặc mẹ, một trong hai người bị cận thị thì tỷ lệ di truyền từ 23% đến 40%. Nếu cả bố mẹ không bị cận thị, trẻ có khả năng bị cận thị từ 6% - 15%.
Thật đáng tiếc là, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến tật cận thị thường gặp nhất, và con số trẻ bị mắt cận thị do di truyền ngày càng tăng. Điều này có nghĩa rằng số người mắc cận thị đang gia tăng lên từng ngày.
Theo dự đón của nhiều chuyên gia về nhãn khoa, trong tương lai tới, tật cận thị gia tăng và chiếm tỷ lệ cao so với dân số trên toàn thế giới. Hiển nhiên, nó sẽ gây ra nhiều tác động tiêu đến chất cuộc sống, xã hội.
Và đương nhiên không phải có gen di truyền thì bạn mới bị cận thị. Hãy tập một thói sống lành mạnh, môi trường khô thoáng và đủ ánh sáng cũng làm cách phòng tránh cận thị hiệu quả.
Cận thị có di truyền không, có chữa được không? Cận thị gây ảnh hưởng đến trẻ em bằng cách di truyền gen từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế nếu gia đình có người bị cận thị chẳn hạn như bố hoặc mẹ, thì nên cho trẻ khám mắt định kỳ, chú ý chăm sóc mắt và đảm bảo môi trường học tập và làm việc của trẻ đủ ánh sáng nhé! Cận thị có thể di truyền, nó không thể tự khỏi và sẽ có nguy cơ bị tăng độ cận theo thời gian, nếu mắt không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Nguyên nhân gây cận thị là gì?
Cận thị do di truyền
Cận thị có di truyền, có thể được di truyền từ bố mẹ sang con, hoặc từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Nếu trong một gia đình có người bị cận thị hay cận thị nặng, thì những đứa bé sinh ra sẽ tăng nguy cơ bị cận thị bẩm sinh.
Tuy nhiên, cận thị do di truyền chỉ là một trong những yếu tố gây cận thị, đương nhiên không phải ai cũng có gen di truyền thì mới bị cận thị. Một trong những yếu tố bên ngoài như môi trường và thói quen sinh hoạt cũng có thể dẫn đến tình trạng cận thị.
Cận thị do yếu tố môi trường
Cận thị có di truyền không? Dĩ nhiên là có, và đó chỉ là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng cận thị, ngoài ra có rất nhiều trượng hợp bị cân thị do các yếu tố môi trường như: làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên, ít tham gia các hoạt động ngoài trời có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị cận thị ở trẻ em. Hay một chế độ ăn uống kém khoa học, không cân đồi, thiếu vitamin A cũng có thể gây nhiều tác hại cho mắc, suy giảm thị lực và đặc biệt là cận thị.
Ngồi sai tư thế
Ngồi sai tư thế có thể dẫn đến tình trạng mắt bị cận thị. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên, khi học tập sai tư thế, dẫn đến khoảng cách từ mắt đến sách vở, máy tính quá ngắn lâu dài dẫn đến tật cận thị mắt.
Cận thị bẩm sinh có chữa được không?
Cận thị bẩm sinh do yếu tố di truyền, nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập ở trẻ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống hay trong tương lai trẻ sẽ suy giảm thị lực nặng hơn. Cận thị có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và đôi khi có một số trẻ lại cảm thấy thiếu tự tin khi bị cận thị. Đa số những trẻ bị cận thị bẩm sinh, cận thị do di truyền thì thường sẽ mắc bị cận thị nặng.
Đăc biệt, những trẻ bị cận thị do di truyền, cận thị bẩm sinh khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác nguy hiểm ở mắt như: glaucoma, bong võng mạc. Lâu dần hay đến một thời điểm nào đó có thể làm thoái hóa điểm hoàng gây mất thị lực một phần hoặc mất thị lực hoàn toàn.
Vì thế, phòng ngừa và hạn chế tăng cận thị ở trẻ là một điều rất quan trọng:
- Môi trường tốt: Một môi trường khô thoáng và có đủ ánh sáng sẽ rất tốt cho mắt, làm cho mắt có thể hạn chế tình trạng phải điều tiết liên tục, từ đó hạn chế tăng độ cận thị hiệu quả.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt: Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B2, B6, vitamin E, Omega3, EPA đủ hàng ngày. Để tăng cường sức khỏe cho mắt, cải thiện các bệnh lý mắt và hạn chế tăng độ cận thị.
Cận thị bẩm sinh không thể chữa trị hoàn toàn ở trẻ nhỏ, vì hiện tại chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm cho bệnh lý này. Vì thế, đầu tiên trẻ sẽ được đeo kính có độ cận phù hợp, chăm sóc mắt và chế độ học tập hay nghĩ ngơi hợp lý tránh tăng độ cận thị. Sau khi lớn lên, ít nhất là cho đến khi trẻ đủ 18 tuổi, trong vòng 1 năm thị lực ổn định và không bị tăng lên, thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề phẫu thuật mắt.
Những phương pháp điều trị cận thị phổ biến hiện nay:
- Kính thuốc: An toàn, dễ thực hiện, đơn giản, ít biến chứng, chi phí thấp, phù hợp nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ
- Kính áp tròng mềm: Tăng cường tầm nhìn xa và rộng, tính thẩm mỹ cao, giúp người bệnh tự tin hơn, không vướng víu. Tuy nhiên, kính áp tròng cần được vệ sinh thật kỹ và đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gặp phải một số biến chứng như: dị ứng, đỏ rát, khô mắt, trầy xước,...
- Kính áp tròng cứng (ortho-K): Đây là loại kính áp tròng chỉ được bác sĩ khuyến cáo đeo vào khi ngủ (ban đêm). Kính áp tròng ortho-K làm thay hình dáng giác mạc một cách tạm thời, vì thế mắt có thể cải thiện tầm nhìn và quan sát vật thể xung quanh rõ nét hơn ngay hôm sau. Tuy nhiên, khi ngưng đeo kính ortho-K, võng mạc sẽ quay trở về trạng thái ban đầu.
- Phẫu thuật mắt: Phẫu thuật mắt hay còn gọi là phẫu thuật khúc xạ, nó thích hợp cho những người không muốn đeo kính, hay tăng độ cận nhanh, và mắt phải đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ sử dụng các tia Laser hay dao vi phẫu thay đổi độ cong giác mạc. Hay phẫu thuật Phakic đặt thấu kính vào trong nội nhãn.
Cách phòng ngừa cận thị hiệu quả
Một số cách kìm hãm tăng độ cận thị ở trẻ hiệu quả:
- Tạo điều kiện cho trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời, tốt nhất là điều đặn mỗi ngày.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn 20-25cm khi đọc, viết, xem tivi hay thiết bị điện tử cho trẻ em. Đối với người lớn khoảng cách an toàn là 30-40cm.
- Tạo điều kiện cho mắt nghỉ ngơi & thư giãn. Hạn chế làm việc liên tục hay căng thẳng quá 45 phút. Sau mỗi 45 phút làm việc hãy dành ra vài phút cho mắt thư giãn như: nhắm lại, massage mắt, nhìn xa & gần,...
Vậy là bài viết trên đây, Patrick Eyewear đã giải đáp thắc mắc cận thị có di truyền không rồi nhé! Cận thị tuy phổ biến ít nguy hiểm, nhưng nó khá phức tạp có thể xuất hiện do di truyền hay môi trường sống. Chăm sóc mắt đúng cách và kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý về mắt, cũng là cách giảm nguy cơ cận thị hiệu quả.
https://www.pew.vn/can-thi-co-di-truyen-khong
được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)