Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt

Đọc kết quả đo khúc xạ mắt, hay thường được gọi là cách đọc kết quả đo thị lực là một nhu cầu rất quen thuộc với những ai thường xuyên mang kính và kiểm tra mắt định kì. Tuy nhiên hầu hết không phải ai cũng hiểu ý nghĩa thật sự của việc đo, kiểm tra khúc xạ và thường có những lầm tưởng về việc đọc kết quả đo khúc xạ mắt.

Trong bài viết này, Patrick Eyewear sẽ chỉ ra một số hiểm lầm căn bản và các vấn đề lưu ý khi tự kiểm tra, đọc kết quả kiểm tra.

Các loại kết quả đo khúc xạ mắt

Vì sao lại là "các loại kết quả đo khúc xạ mắt"?

Thường thì kết quả đo khúc xạ mắt sẽ có 2 trường hợp

1. Kết quả từ máy đo mắt, là mẫu giấy in tự động với kích thước nhỏ nhỏ giống như hóa đơn bán hàng.

2. Kết quả từ đơn vị kiểm tra khúc xạ, tổng kết lại và "ghi chú" lại bằng tay, hoặc bằng giấy in cho bệnh nhân.

Vậy thì kết quả đo khúc xạ mắt nào mới đúng?

Câu trả lời là từ đơn vị kiểm tra, mới đúng. Còn mẩu giấy nhỏ nhỏ tự động "chạy" ra từ máy đo mắt, thẳng thắn và theo đúng chuyên môn mà nói thì, "không có giá trị" với bệnh nhân, mà chỉ có ích với kĩ thuật viên khúc xạ (người đo mắt cho bạn).

Tuy nhiên bạn vẫn cần hiểu và biết những gì "đã diễn ra" với con mắt của mình bằng việc nghiên cứu toàn bộ kết quả cung cấp.

Giấy kết quả đo thị lực từ máy đo mắt

Kết quả đo thị lực từ máy đo mắt, còn được gọi là kết quả đo thị lực "khách quan".

Trên giấy sẽ có các thông tin quan trọng, bao gồm, độ cầu, độ loạn, và trục loạn. Đây là ba thông số căn bản, cần được quan tâm nhất trong cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt.

Chỉ số SPH là gì

S - SPH - Sphere - Độ cầu có thể tạm dịch là: độ cận, độ viễn, thường sẽ có dấu + hoặc - trước thông số của bạn.

Chỉ số CYL là gì

C - Cyl - Cylinder - Độ loạn: là độ "loạn", cách kí hiệu cũng giống như độ cầu, thường là dấu - trước số độ.

Chỉ số Axis là gì

A - Axis hay Ax trong đo mắt là gì?

Trục loạn: là thông tin "kèm theo" của những ai bị loạn thị. Trục sẽ được kí hiệu là số nguyên, từ 0 đến 180 (độ).

Xem thêm: Loạn thị là gì


cách đọc kết quả đo khúc xạMắt kính hàng hiệu

R

S

-3.00
-3.25
-3.00

VD: 12

C

-0.50
-0.75
-0.75

 

A

25
26
25

L

S

-3.50
-3.50
-3.25

 

C

0.00
0.00
0.00

 

A





Nhìn vào đây chúng ta sẽ có thể hiểu lầm đây là giấy khám mắt cận 3 độ, nhưng đây không phải là "cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt" mà chỉ mới là bước 1 trong khâu kiểm tra khúc xạ thôi.

Bạn có biết kết quả từ máy đo mắt là số độ KHÔNG thể sử dụng không?

Kết quả đo thị lực từ Patrick Eyewear

Sau khi kiểm tra bằng máy đo mắt, kĩ thuật viên khúc xạ sẽ kiểm tra lại một lần nữa bằng bảng thị lực. Hay còn gọi là kiểm tra khúc xạ "chủ quan".

Là nơi bạn sẽ được yêu cầu đọc từng chữ cái, trả lời các câu hỏi "rõ không, phần nào rõ hơn,..."

cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt

PATRICK EYEWEAR sử dụng thiết bị đo khúc xạ từ tập đoàn thấu kính y khoa tốt nhất thế giới Zeiss - Germany loại bỏ những sai số trong khâu kiểm tra thị lực khách quan, giúp kĩ thuật viên có thể phán đoán chính xác nhu cầu khúc xạ của bạn và đưa ra các bước kiểm tra đúng nhất.

Sau đó bạn sẽ được "kết luận" thị lực của mắt sau khi mang kính chính xác là bao nhiêu.

Ví dụ: 8/10, 10/10, 20/20...

Chính kết quả và chỉ định từ kĩ thuật viên khúc xạ mới là thông tin mà bạn cần lưu tâm nhất cho một buổi đo khám khúc xạ mắt.

Chỉ số ADD trong đo mắt là gì

Đây là chỉ số quan trọng để làm kính đa tròng, hoặc hai tròng cho người tuổi trung niên.

Con số này thể hiện số độ phải cộng thêm vào mà mắt bạn cần khi nhìn gần. Thông số này sẽ được ghi sau khi đã kiểm tra khúc xạ chủ quan cho bạn.

Ví dụ

nhìn xa bạn mang kính +1.00 (viễn 1 độ)

ADD: +2.00 (hoặc có thể ghi là "200")

thì nhìn gần bạn cần kính +3.00 (viễn 3 độ)

Những hiểu lầm phổ biến

Tôi cắt kính theo kết quả đo khúc xạ được in ra từ máy đo mắt có được không?

Không. Đó chưa phải là "độ" thật sự của bạn. Việc này cũng tương tự với kính áp tròng, cũng không sử dụng được.

Máy đo mắt mỗi chỗ in ra kết quả đo khúc xạ khác nhau, tại sao lại có chuyện này?

Mỗi bệnh viện / công ty mắt kính sẽ sử dụng máy đo khúc xạ khác nhau, nên kết quả cũng sẽ khác.  Có khi cùng một công ty, một đơn vị nhưng sử dụng nhiều thương hiệu máy khác nhau cũng là chuyện bình thường. Quan trọng là kết quả chỉ định cuối cùng từ kĩ thuật viên. Nội dung trên tờ giấy nhỏ này không có giá trị. Không thể dùng để cắt kính.

Tại sao cùng một máy, cùng một cửa hàng mà máy đo mắt đo ra độ khác nhau?

Kết quả in ra từ máy đo mắt chỉ là "khoảng độ", không phải độ thật của bạn. Máy càng tốt thì biên độ của mỗi lần chụp sẽ càng ít, càng giúp cho công việc của kĩ thuật viên được dễ dàng hơn.

Các câu hỏi thường gặp về kết quả đo thị lực

Cận = 100 độ là bao nhiêu

Là -1.00 (trừ một chấm không không). Cận 1 độ.

Thị lực 1/10 là cận bao nhiêu độ

Đây là thang điểm thấp nhất trong kết quả đo khúc xạ chủ quan, tức là bạn chỉ đọc được 1 dòng chữ to nhất trên bảng chữ Snellen.

Tuy nhiên với kết quả này thì rất khó để xác định chính xác bạn cận bao nhiêu độ cận, bao nhiêu độ loạn, mà chỉ có thể biết bạn cận khoảng -1.50 đến -2.25 diop. Vì sao lại là khoảng -1.50 đến -2.25? Vì ngoài độ cầu (mà chúng ta hay gọi là độ cận / độ viễn) còn có độ loạn nữa.

Còn cụ thể bao nhiêu độ cầu, bao nhiêu độ loạn thì cần phải đến kiểm tra với kĩ thuật viên khúc xạ chứ không thể kết luận được ngay với thông tin thị lực 1/10.

Thị lực 2/10 là cận bao nhiêu độ

Cũng tương tự cách giải thích bên trên thì với mức kết quả thị lực 2/10 thì mắt bạn sẽ cận trong khoảng -1.50 đến -2.00 diop.

Với thị lực 2/10 hay "thị lực không kính 2/10", giới hạn vùng nhìn của bạn sẽ trong khoảng 1 / 1.5 = 0.6 mét.

Đây cũng là một khoản độ yêu cầu phải mang kính thường xuyên để tránh làm tăng điều tiết, tăng độ cận. 

Thị lực 2/10 có đi Nghĩa vụ không? Với mức thị lực này thì khả năng cao bạn sẽ không đủ tiêu chuẩn Nghĩa Vụ Quân Sự (Cận từ -1.50 diop).

Thị lực 3/10 là cận bao nhiêu độ

Nếu bạn đọc được hàng thứ 3 trong bảng chữ Snellen, hay kết quả thị lực 3/10, có nghĩa là mắt bạn cận khoảng -0.50 độ. 

Các nội dung cùng chuyên mục Tư vấn:

Bài viết Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)
Tác giả: Patrick Dang