Bị cận thị đeo kính gì, lồi hay lõm?

Bị cận thị đeo kính gì, lồi hay lõm?

Cận thị là một vấn đề mắt phổ biến hiện nay. Đeo kính cận là một giải pháp hiệu quả để cải thiện thị lực, bảo vệ mắt và hạn chế tăng độ cận thị. Tuy nhiên cũng còn một số bạn còn băn khoăn " Bị cận thị đeo kính gì, có nên đeo thường xuyên không, bao lâu thay kính cận một lần?" Để có thể giải đáp những thắc mắt trên. Hãy cùng Patrick Eyewear tìm hiểu ngay nhé!

Bị cận thị đeo kính gì?

Cận thị là một tật khúc xạ, một bệnh lý ở mắt. Triệu chứng điển hình là mắt nhìn xa thì mờ, nhìn gần thì rõ. Nguyên nhân là do ánh sáng bị tập trung trước võng mạc. Vì thế để khắc phục tình trạng này, tăng tầm nhìn xa, thì đeo kính cận là giải pháp hoàn hảo, giúp người bệnh cải thiện tầm nhìn hiệu quả hơn.

Người bị cận thị đeo kính lõm (thấu kính phân kì). Kính lõm có tác dụng giúp ánh sáng được hội tụ đúng trí trên võng mạc, nhờ vào tác dụng giảm độ hội tụ của tia sáng, khiến chúng bị lùi về đúng vị trí trên võng mạc như những đôi mắt bình thường, từ đó cho tầm nhìn rõ nét hơn.

cận thị đeo kính gì

Tùy theo độ cận, mà kính cận sẽ có độ cong (lõm) khác nhau. Độ cận thị càng cao thì kính càng lõm sâu hơn, phần trung tâm tròng kính sẽ mỏng đi, phần rìa kính sẽ càng dày lên.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm tròng kính cận mang nhiều ưu điểm như tròng kính chiết suất cao, mỏng nhẹ, khả năng hỗ trợ tầm nhìn cực kỳ tốt. Vì thế kể cả những trường hợp cận nặng cũng sẽ được cải thiện, đáp ứng tốt và thoải mái khi đeo kính. 

bị cận đeo kính lồi hay lõm

Kính cận làm từ chất liệu gì?

Kính cận làm từ chất liệu gì? một câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm, thật ra đơn giản và dễ hiểu, bởi chất liệu sẽ quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ của chiếc kính. Vì thế tại sao nó lại được nhiều khách hàng quan tâm. Kính cận hiện nay rất đa dạng, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, mỗi bộ phận cũng được làm một loại chất liệu riêng. Cụ thể:

Kính cận áp tròng

  • Chất liệu Hema: Đây là một loại chất liệu phổ biến nhất dùng để sản xuất kính cận áp tròng. Hema có độ thẩm thấu Oxy khá tốt, thời gian sử dụng lên đến 8 giờ trong 1 ngày.
  • Chất liệu Silicone hydrogel: Silicone hydrogel là một chất liệu cao cấp dùng trong sản xuất kính cận áp tròng. Silicone hydrogel có độ thẩm thấu Oxy rất rất cao. Nhưng, nhiều chuyên gia vẫn đưa ra khuyến cáo, chỉ nên sử dụng kính áp tròng làm từ chất liệu Silicone hydrogel tối đa 8 giờ trên một ngày.

Kính gọng cận

Tròng kính của kính gọng cận được làm từ những chất liệu khác nhau như:

  • Tròng kính thủy tinh: Chất liệu thủy tinh nâng cao chất lượng tầm nhìn, giúp mắt nhìn rõ hơn, chống trầy xước tốt. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì tròng kính thủy tinh không còn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi nó có trọng lượng nặng, dễ nứt vỡ.
  • Tròng kính nhựa: Chất liệu nhựa hiện đang được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn bởi nó có trọng lượng nhẹ, độ bền cao, khó vỡ. Bên cạnh đó, tròng kính nhựa sẽ có giá thành hợp lý và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
  • Tròng kính nhựa chiết suất cao (High-Index): Đây là một loại tròng kính có độ dày mỏng, trọng lượng rất nhẹ, tầm nhìn chính xác và chân thực. Tròng nhựa chiết suất cao mang nhiều ưu điểm vượt trội, phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn nhất hiện nay.
  • Tròng kính Polycarbonate và Trivex: Polycarbonate và Trivex là hai loại chất liệu thường được dùng trong sản xuất tròng kính cận trẻ em, các loại kính bảo hộ, kính thể thao cao cấp. Chất liệu Polycarbonate và Trivex có khả năng chống va đập, chống trầy trước, hạn chế nứt vỡ tốt.

bị cận đeo kính lồi hay lõm

Người cận thị có thể đeo kính nào? 

Kính cận trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên có 2 loại phổ biến để điều chỉnh tật cận thị đó là kính gọng & kính áp tròng.

Kính gọng và kính áp tròng đều mang những ưu và nhược điểm riêng biệt, vì thế tùy vào nhu cầu, tình trạng, sở thích của mỗi người sẽ đưa ra lựa chọn khác nhau.

Kính gọng

Bị cận thị đeo kính gọng, là một lựa chọn tối ưu, đơn giản, dễ bảo quản. Đây là loại kính nguyên sơ nhất, ra đời sớm nhất và phổ biến nhất trên thị trường bởi sự tiện lợi và khả năng bảo vệ mắt tốt cho người sử dụng.

Ưu điểm:

  • Kính gọng bảo vệ mắt hiệu quả, giảm khô mắt, tránh viêm nhiễm do tác động ngoài môi trường.
  • Kính gọng dễ bảo quản, dễ vệ sinh, sử dụng thường xuyên và lâu dài ít gây ảnh hưởng đến mắt.
  • Kính gọng rất đa dạng các dòng sản phẩm, đa dạng tính năng như chống chói, đổi màu, chống ánh sáng xanh…

Nhược điểm:

  • Hạn chế đến tầm nhìn của khách hàng khi đi ngoài mưa, sương mù bao phủ, hay đeo kính không đúng kích cỡ…
  • Cản trở một số hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt các hoạt động thể thao ngoài trời.

cận thị đeo kính lồi hay lõm

Kính áp tròng

Kính cận áp tròng ra đời sau kính gọng, đây là loại kính được đeo trực tiếp vào tròng mắt. Kính áp tròng có khả năng giúp tầm nhìn chân thực và sắt nét hơn, tăng tính thẩm mỹ và tiện lợi trong các sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, ngày nay kính áp tròng ngày càng được rất khách hàng, đặc biệt những bạn trẻ yêu thích.

Ưu điểm:

  • Kính áp tròng có nhiều màu sắc, tăng tính thẩm mỹ cao, giúp mắt trở nên long lanh và sinh động hơn.
  • Kính áp tròng có thể dễ dàng tham gia các hoạt động vui chơi hay thể thao ngoài trời, dễ dàng bơi lội, trang điểm,...
  • Kính áp tròng phù hợp cho nhiều đối tượng: người bị cận thị nhẹ, vừa hay nặng.

Nhược điểm:

  • Kính áp tròng có thể gây ra tình trạng khô mắt hoặc kích ứng
  • Kính áp tròng khó bảo quản, khó sử dụng, cần sự tỉ mỉ và mất thời gian, cần bảo quản đúng cách tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc trầy xước giác mạc.

cận thị đeo kính lồi hay lõm

Bao lâu thay kính cận 1 lần?

Để có thể  bảo vệ tốt cho đôi mắt, bạn nên thay kính cận mới đúng thời hạn, hoặc nếu kính đã bị trầy xước, gãy vỡ hay mờ.

Thời gian nên thay kính cận cụ thể như sau:

  • Kính cận gọng thường: Sau 6 tháng – 1 năm cần thay mới. Hay khi bạn cảm thấy mắt mờ hơn, độ cận có thể bị thay đổi, gọng kính có dấu hiệu bị trầy xước hay nứt. Thay kính mới trong những trường hợp này có thể tránh ảnh hưởng đến thị lực và an toàn cho mắt.
  • Kính áp tròng: Kính áp tròng sẽ có nhiều loại sử dụng 1 lần, 1 tuần, dùng 1 tháng hay thậm chí là 6 tháng. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng kính áp tròng đúng độ, ghi nhớ thời hạn sử dụng để tránh ảnh hưởng đến mắt nhé!
Với những thông tin mà Patrick Eyewear vừa chia sẽ, các bạn đã tìm được lời giải đáp " Bị cận thị đeo kính gì, lồi hay lõm?" rồi phải không nào? Đúng vậy, người bị cận nên đeo thấu kính phân kỳ, kính lõm, để có điều chỉnh các tia sáng hội tụ đúng vị trí trên võng mạc như mắt thường. Từ đó giúp cải thiện tầm nhìn, tăng cường thị lực và hạn chế tăng độ cận hiệu quả nhé!
Bài viết Bị cận thị đeo kính gì, lồi hay lõm?

được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)
Tác giả: Patrick Dang