Bài viết tổng hợp thông tin tìm hiểu ánh sáng xanh là gì? Ánh sáng xanh gây hại cho mắt như thế nào, sử dụng kính chống ánh sáng xanh có hại cho mắt không? Chọn loại kính chống ánh sáng xanh thế nào cho đúng? Hãy cùng Patrick Eyewear nghiên cứu các thông tin này nhé.
Mọi thứ về Ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh là gì?
Định nghĩa về ánh sáng xanh:
Trong vật lý học nói chung và ngành nhãn quang nói riêng, ánh sáng xanh thường được định nghĩa là ánh sáng có thể nhìn thấy được có bước sóng từ 380 đến 500 nm. Ánh sáng xanh đôi khi được chia nhỏ thành ánh sáng xanh tím (khoảng 380 đến 450 nm) và ánh sáng xanh lam (khoảng 450 đến 500 nm).
Trong vật lý lượng tử, giữa bước sóng của ánh sáng và năng lượng của chúng có mối quan hệ nghịch đảo. Các tia sáng có bước sóng tương đối dài chứa ít năng lượng hơn, và những bước sóng ngắn có nhiều năng lượng hơn.
Tia sáng đỏ đầu tiên của bảng quang phổ ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng dài hơn và do đó, ít năng lượng hơn. Tia sáng màu xanh của quang phổ có bước sóng ngắn hơn và nhiều năng lượng hơn.
Ở đầu kia của quang phổ, các tia sáng màu xanh với các bước sóng ngắn nhất (và năng lượng cao nhất) đôi khi được gọi là ánh sáng tím hoặc tia cực tím. Đây là lý do tại sao các tia điện từ vô hình ngay bên ngoài quang phổ được gọi là bức xạ tử ngoại (UV).
Nói chung, các nhà khoa học cho rằng ánh sáng nhìn thấy được bao gồm bức xạ điện từ với bước sóng từ 380 nanomet (nm) từ ánh sáng xanh của quang phổ đến khoảng 700 nm của ánh sáng đỏ. (một nanomet là một phần tỷ của mét – đó là 0.000000001 mét!)
Vì vậy, ánh sáng xanh có thể được coi là ánh sáng năng lượng cao có thể nhìn thấy (HEV).
Ánh sáng xanh có ở đâu?
Ánh sáng mặt trời là nguồn ánh sáng xanh chính, và ở ngoài trời vào ban ngày là nơi mà hầu hết chúng ta đều phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng cũng có nhiều nguồn ánh sáng xanh nhân tạo, trong nhà, bao gồm đèn huỳnh quang, đèn LED và TV màn hình phẳng, màn hình máy tính, màn hình smart phone. Tất cả đều là những thứ quen thuộc và gần gũi với đời sống hiện đại của chúng ta ngày nay.
Đáng chú ý nhất, màn hình hiển thị của máy tính, máy tính xách tay , điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác phát ra lượng ánh sáng màu xanh đáng kể. Lượng ánh sáng HEV mà các thiết bị này phát ra chỉ bằng một phần nhỏ phát ra từ mặt trời. Nhưng lượng thời gian mọi người sử dụng các thiết bị này và khoảng cách giữa màn hình này với mắt của người dùng khiến nhiều bác sĩ nhãn khoa và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài có thể có của ánh sáng xanh đối với sức khỏe của đôi mắt.
Cấu trúc phía trước của mắt người lớn khi dùng kính râm (giác mạc) rất hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UV tiếp cận với võng mạc . Trong thực tế, chỉ một phần trăm bức xạ tia cực tím từ mặt trời đến võng mạc, ngay cả khi bạn không đeo kính chống tia UV.
(kính chống tia UV là rất cần thiết để bảo vệ võng mạc và các bộ phận khác của mắt khỏi bị tổn thương có thể dẫn đến đục thủy tinh thể , mù, pinguecula , pterygium , và thậm chí cả ung thư.)
Tuy nhiên, hầu như tất cả ánh sáng màu xanh có thể đi qua giác mạc và thủy tinh thể tác động trực tiếp đến võng mạc.
Thực tế là ánh sáng xanh tác động vào võng mạc (lớp lót bên trong của mắt) rất có hại, bởi vì các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có hại có thể làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc. Điều này gây ra những thay đổi tương tự như thoái hóa điểm vàng, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử
Ánh sáng xanh làm gia tăng chứng thị lực màn hình
Bởi vì bước sóng ngắn, ánh sáng xanh mang năng lượng cao phân tán dễ dàng hơn so với các ánh sáng nhìn thấy khác, nó không tập trung. Khi bạn nhìn vào màn hình máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác phát ra lượng ánh sáng xanh đáng kể, sự không tập trung này làm giảm độ tương phản và có thể góp phần gia tăng chứng thị giác màn hình.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thấu kính chặn ánh sáng xanh với bước sóng nhỏ hơn 450 nm (ánh sáng xanh lam) làm tăng đáng kể độ tương phản. Do đó, mắt kính màu vàng có thể làm tăng sự thoải mái cho mắt khi bạn sử dụng các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài.
Ánh sáng nào tốt cho mắt?
Nếu ánh sáng xanh có hại như vậy tại sao không chặn hết tất cả ánh sáng xanh?
Đó cũng không phải là một điều đúng đắn. Một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng một việc tiếp xúc với ánh sáng màu xanh trong một thời gian nhất định là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng mang năng lượng cao làm tăng sự tỉnh táo, giúp gia tăng bộ nhớ, chức năng nhận thức và nâng cao tâm trạng.
Trong thực tế, một thứ gọi là liệu pháp ánh sáng được sử dụng để điều trị rối loạn tình cảm theo mùa (SAD) – một loại trầm cảm liên quan đến những thay đổi theo mùa. Với các triệu chứng thường bắt đầu vào mùa thu và tiếp tục trong mùa đông. Các Công nghệ ánh sáng xanh cho liệu pháp này phát ra ánh sáng trắng sáng có chứa một lượng lớn các tia sáng màu xanh HEV.
Ngoài ra, ánh sáng màu xanh là rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học – sự tỉnh táo tự nhiên của cơ thể và chu kỳ giấc ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày giúp duy trì nhịp sinh học lành mạnh.
Nhưng quá nhiều ánh sáng màu xanh vào ban đêm (đọc một cuốn tiểu thuyết trên máy tính bảng hoặc e-book trước khi đi ngủ chẳng hạn) có thể phá vỡ chu kỳ này, có khả năng gây ra việc mất ngủ và mệt mỏi đến ngày hôm sau.
Sự thật về việc “Ánh sáng xanh gây mù mắt”
Có rất nhiều nghiên cứu, tin tức, bài viết công bố vấn đề ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử có thể gây mù mắt. Tuy nhiên, giáo sư Richard Rosen, giám đốc mảng võng mạc tại Bệnh viện Mắt và Tai Núi Sinai New Yorkm giám đốc nghiên cứu khoa mắt tại Trường Dược Icahn đã cho ra phản biện khiến mọi người không bị hoang mang.
“Những vật thể phát sáng, cụ thể là ánh sáng xanh, có gây tổn hại lên mắt động vật, nhưng những thử nghiệm ánh sáng trong phòng thí nghiệm khác hẳn với việc ta cầm điện thoại di động lên sử dụng. Hơn nữa, mắt của chuột thí nghiệm hay thậm chí là khỉ cũng đều yếu hơn con người.
Cùng với những điều kiện thử như trên, chiếu ánh sáng vào tế bào mắt người sẽ gây tổn hại. Nhưng điều kiện phòng thí nghiệm khác xa với việc ta tiếp xúc với ánh sáng xanh ngoài đời thực.”
Tuy nhiên, Patrick Eyewear cho rằng, với những tác hại lên mắt, hay gây rối loạn nhịp sinh học con người như bài viết đã kể ra bên trên, chúng ta cũng không thể xem thường ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, mà phải có ý thức giữ gìn đôi mắt của mình bằng cách sử dụng các loại kính chống ánh sáng xanh (tròng kính chống ánh sáng xanh) để nhịp sinh hoạt được ổn định hơn, hạn chế sự yếu đi của mắt theo thời gian.
Vậy kính chống ánh sáng xanh có tốt không?
Có thực sự cần thiết không?
Cũng như tròng kính mát, tròng kính cận, tròng kính viễn… chức năng của tròng kính ánh sáng xanh cũng là bảo vệ đôi mắt của bạn. Tuy nhiên, “tròng kính chống ánh sáng xanh có tốt không” thì lại liên quan đến 2 yếu tố:
- Chất lượng của loại tròng, và nơi gia công tròng.
Tròng kính ánh sáng xanh là gì
Thế nào là tròng kính chống ánh sáng xanh chất lượng?
Như hình minh họa bên trên. Ánh sáng xanh nếu phân tích kỹ sẽ có 2 loại: ánh sáng xanh có lợi và ánh sáng xanh có hại.
Những tròng kính ánh sáng xanh cao cấp hiện nay trên thị trường như Zeiss hay Essilor đã làm được việc lọc ánh sáng xanh có hại, nhưng vẫn cho phép các ánh sáng có lợi và cần thiết cho việc nhìn của mắt.
Đó là sự khác biệt giữa tròng kính xịn và tròng kính bình dân.
Điển hình, một số thương hiệu nổi tiếng như Xiao Mi cũng cho ra mắt dòng sản phẩm kính chống ánh sáng xanh riêng của họ với giá rất hời, chỉ $40 cho cả gọng lẫn tròng.
Tuy nhiên đây chỉ là “thành phẩm” của Xiao Mi. Còn độ bền và những tiêu chuẩn cần thiết khác cho đôi mắt thì cần phải kiểm chứng theo thời gian dài. Và những sản phẩm “không thật sự đảm bảo” cho đôi mắt của quý khách, hiện tại Patrick không cung cấp.
Patrick Eyewear cung cấp nhiều thương hiệu tròng kính chống ánh sáng xanh chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, bảo hành chính hãng và chính sách hậu mãi được thế kế chuyên biệt, giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất khi mua và trong suốt quá trình mang kính.
Tròng kính chống ánh sáng xanh giá bao nhiêu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, thương hiệu bảo vệ mắt khỏi các tia ánh sáng xanh có hại. Nổi trội trong số đó là dòng kính Crizal Prevencia của hãng Essilor, và tròng kính BlueProtect của hãng Zeiss, là 2 “gã khồng lồ” trong lĩnh vực thấu kính khúc xạ.
Ngoài ra còn có những ứng cử viên đến từ hãng tròng kính HOYA (Nhật), Chemi (Hàn Quốc) và Excelite (Thái Lan).
Giá của các sản phẩm mắt kính chống ánh sáng xanh bên trên giao động từ 630.000đ - 1.298.000đ cho loại tròng có chiết suất căn bản.
Do bài viết này chủ yếu nói về khái niệm, định nghĩa chung. Các bạn vui lòng xem thông tin về giá ở đường dẫn bên dưới.
Bảng giá chi tiết: giá tròng kính chống ánh sáng xanh
Thử nghiệm thực tế về kính chống ánh sáng xanh
Trong những năm gần đây, kính chắn ánh sáng xanh đã trở nên phổ biến đến mức công ty kính mắt có trụ sở tại thành phố New York bắt đầu cung cấp tùy chọn thêm lớp phủ cho gần như tất cả các loại kính của mình sau khi nhu cầu của khách hàng lên đến đỉnh điểm.
Công ty cung cấp thông qua cổng thông tin mua sắm trực tuyến, cho phép khách hàng dễ dàng tùy chỉnh và đặt mua tròng kính, gọng theo toa với mức phí tăng thêm $50 vào chi phí cuối cùng nếu muốn phủ thêm thêm bộ lọc ánh sáng xanh.
Cái gọi là “kính máy tính” này đã trải qua một chặng đường dài từ những tròng kính màu cam khủng khiếp phổ biến trước đây. Bây giờ có đủ các nhà sản xuất cung cấp lớp phủ chắn ánh sáng xanh mà bạn có thể lựa chọn, với khá nhiều phong cách mà bạn thích.
Mặc dù không có sự đồng thuận khoa học nào về việc liệu kính thuốc chặn ánh sáng xanh có ngăn ngừa mỏi mắt hay không, trong khi các chuyên gia vẫn đang ngày càng giới thiệu chúng nhiều cho bệnh nhân. Nhưng chúng tôi đã thực hiện một số thử nghiệm của riêng mình để xem liệu ống kính lọc ánh sáng xanh có tương xứng với sự cường điệu của nó hay không.
Kiểm tra tròng kính chống ánh sáng xanh thế nào?
“Tôi đã đeo cặp kính chắn ánh sáng xanh kể từ tuần đầu tiên của tháng 10 và, có thể nói rằng, trong khoảng thời gian sáu tuần đó, số lần đau đầu tôi trải qua đã giảm xuống gần như bằng không, còn tất cả những thứ khác đều không đổi.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, tôi đeo kính từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối. Là một nhà báo, tôi thường xuyên ngồi máy tính, viết, chỉnh sửa và nghiên cứu tin tức. Trong khi đó, MacBook của tôi được đặt ở mức độ sáng cao nhất để giúp bù cho thị lực kém của tôi, điều này thường làm cho mắt bị khô, mệt mỏi chỉ sau 3:00 chiều.
Tôi cũng đã ghi nhận thời gian đăng nhập màn hình điện thoại bao nhiêu giờ mỗi ngày trong một tuần trước khi thử ống kính chắn ánh sáng xanh, và ghi chú lại nếu bị đau đầu hoặc mỏi mắt. Trước và trong khi thử nghiệm, tôi cũng đã tắt bộ lọc ánh sáng xanh trên điện thoại của mình. Bằng cách đó, tôi có thể chắc chắn rằng bất kỳ hiệu ứng nào xảy ta là do kính chứ không phải bộ lọc trên màn hình.”
Kính chắn ánh sáng xanh chính xác với những gì tên của chúng gợi ý: loại bỏ ánh sáng xanh mà mắt bạn thường tiếp xúc mỗi ngày, đặc biệt là trên máy tính hoặc trên điện thoại.
Mặc dù tên là kính ánh sáng xanh nhưng nó thực sự có màu vàng cam hơn.
Khi đặt kính xuống một bề mặt trắng, có thể thấy kính có một chút màu vàng cam, nhưng sẽ không đáng chú ý nếu bạn không cố gắng để ý. Đôi khi, các kính chắn ánh sáng xanh tạo ra màu sắc ấm áp, đầy nắng cho mọi thứ bạn nhìn, mặc dù các nhà sản xuất và nhà thiết kế đã cải tiến rất nhiều trong việc giảm hiệu ứng này. Các tròng kính mà tôi đã thử nghiệm vẫn có hiệu ứng màu vàng nhẹ, nhưng ngay khi bạn ngừng nghĩ về nó, bạn sẽ không chú ý đến nó.
Nghiên cứu khoa học về kính chống ánh sáng xanh gây hại
Chính xác là không có nhiều dữ liệu về các tròng kính ánh sáng xanh và nếu chúng thực hiện theo lời hứa thì vẫn chưa có sự đồng thuận rõ ràng về việc liệu ánh sáng xanh có gây hại cho mắt hay không.
Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Sức khỏe vị thành niên cho thấy
So với tròng kính trong thông thường, kính chặn ánh sáng xanh “làm giảm đáng kể sự ức chế melatonin do đèn LED vào buổi tối và giảm sự chú ý cảnh giác, sự tỉnh táo chủ quan trước khi đi ngủ” ở trẻ vị thành niên.
Adam Gordon, O.D., phó giáo sư lâm sàng tại Đại học Alabama thuộc Đại học Quang học Birmingham, cho biết việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể dẫn đến mỏi mắt và giảm tập trung các vấn đề, nhưng sẽ không dẫn đến tổn thương võng mạc lâu dài.
“Các nhà sản xuất tròng kính đã nhảy vào và đang tạo ra những sản phẩm mà họ tuyên bố sẽ bảo vệ mắt bạn khỏi thoái hóa điểm vàng hoặc các bệnh về mắt khác”, ông nói với văn phòng quan hệ công chúng của trường đại học. “Ánh sáng xanh thường gây khó chịu cho mắt hơn là gây hại về thể chất. Điều quan trọng là phải hiểu ánh sáng xanh là gì, nơi mà các cáo buộc về nguy hiểm và đe dọa của ánh sáng xanh đến từ đâu và nó thực sự ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn như thế nào.”
Theo một nghiên cứu về các nghiên cứu hiện có về kính chắn ánh sáng xanh, được công bố trên tạp chí Ophthalmic & Physiological Optics, kết quả thể hiện không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy sử dụng kính chặn ánh sáng xanh sẽ cải thiện bất kỳ chất lượng sức khỏe nào của bạn.
Tuy nhiên, có một nghiên cứu về tác động tiêu cực của ánh sáng xanh lên cơ thể, đặc biệt là liên quan đến việc sản xuất melatonin, một loại hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức của cơ thể.
Trường Y Harvard lưu ý rằng các bước sóng màu xanh sẽ có ích trong ban ngày vì chúng làm tăng sự chú ý, thời gian phản ứng và tâm trạng nhưng lại gây rối vào ban đêm. Không chỉ các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh, mà các bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng cũng vậy (bạn có thể nhận thấy rằng những thiết bị này thường phát ra ánh sáng trắng sáng hơn là ánh sáng vàng, ấm).
Trong khi mặt trời phát ra ánh sáng xanh giúp điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta, giúp chúng ta tỉnh táo vào ban ngày, thì những nguồn ánh sáng nhân tạo lại có thể được bật bất cứ lúc nào trong ngày (kể cả ban đêm) và có khả năng phá vỡ lịch trình ngủ thông thường của chúng ta.
Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu của Harvard đã thử nghiệm các đối tượng tiếp xúc với ánh sáng xanh lá trong 6,5 giờ và sau đó là ánh sáng xanh dương trong cùng một khoảng thời gian. Kết quả cho thấy ánh sáng xanh dương đã ngăn chặn việc sản xuất melatonin trong thời gian dài gấp đôi so với ánh sáng xanh lá và thay đổi nhịp sinh học gấp đôi.
https://www.pew.vn/anh-sang-xanh
được đánh giá 5/5 (1 đánh giá)